BỌ TRĨ: HIỂM HỌA TIỀM ẨN TRÊN VƯỜN SẦU RIÊNG
Tin Tức
Tin Tức
BỌ TRĨ: HIỂM HỌA TIỀM ẨN TRÊN VƯỜN SẦU RIÊNG
- Đặc điểm sinh học:
Bọ trĩ có tên khoa học là Stenchaetothrips Biformis thuộc họ Thripidae trong bộ cánh tơ. Đây là một loại côn trùng gây hại đối với nhiều loại cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại rau màu.
Có hơn 6000 loài bọ trĩ trên toàn thế giới. Trong số này, có dưới 10% chuyên gây hại về kinh tế đối với cây trồng. Kích thước của bọ trĩ rất nhỏ, chỉ khoảng 1/20 inch, cánh dài, hẹp và có hình dạng tua rua. Cơ thể bọ trĩ hình trụ với đầu dẹp tạo thành hình miệng nón. Bọ trĩ có nhiều màu như trắng, nâu sẫm, vàng và đen.
Bọ trĩ đẻ trứng trong mô cây, thường ở các bộ phận non của cây. Một con bọ trĩ cái có thể đẻ từ 40-50 trứng. Bọ trĩ non có màu vàng nhạt và gây hại khi sống chung với con trưởng thành. Chúng thuộc loại côn trùng biến thái trung gian.
- Vòng đời của bọ trĩ
Vòng đời của bọ trĩ (từ khi là trứng đến khi chết) có thể kéo dài đến 2 tháng và trong một năm có thể xuất hiện khoảng 20 thế hệ bọ trĩ hoàn thành chu kỳ phát triển. Con cái trưởng thành có thể đẻ từ 150 đến 300 trứng trong suốt cuộc đời của chúng, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và mức độ dinh dưỡng.
Có tất cả 6 giai đoạn chính trong vòng đời của bọ trĩ là: Trứng, tiền ấu trùng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành, thông tin chi tiết ở bảng sau:
Thời kỳ |
Thời gian |
Đặc điểm hình thái |
Vị trí phát triển |
Gây hại thực vật |
Trứng |
2-4 ngày |
Trứng bọ trĩ có hình bầu dục màu trong suốt khi mới đẻ, chuyển vàng nhạt khi sắp nở. |
Lá non, hoa |
Không |
Tiền ấu trùng |
1-2 ngày |
Ấu trùng mới nở sẽ có thân trong suốt. Sau lần lột xác đầu tiên chúng có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ chiều dài cơ thể và đầu nhỏ hơn ngực. |
Lá non, hoa, quả |
Có |
Ấu trùng |
2-4 ngày |
Lá non, hoa, quả |
Có |
|
Tiền nhộng |
1-2 ngày |
Nhộng màu vàng sẫm, cánh kéo dài tới đốt bụng thứ 4. Ấu trùng sẽ chuyển thành nhộng trong lá cuốn. |
Đất/phương tiện trồng trọt |
Không |
Nhộng |
1-2 ngày |
Đất/phương tiện trồng trọt |
Không |
|
Trưởng thành |
30-45 ngày |
Bọ trĩ trưởng thành có cánh dài, tua rua. |
Lá non, hoa, quả |
Có |
- Đặc điểm sinh học và tập tính gây hại
- Bọ trĩ phát triển mạnh trong môi trường ấm nóng và khô ráo.
- Chúng hoạt động nhanh nhẹn vào ban ngày, đặc biệt ưa thích bóng râm và thường ẩn nấp trong lá non.
- Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại, tấn công chủ yếu vào lá non và hoa sầu riêng.
- Dấu hiệu nhận biết sự tấn công của bọ trĩ
a) b)
Hình a),b). Bọ trĩ gây hại trên lá và hoa sầu riêng
- Trên lá: Lá non bị bọ trĩ chích hút sẽ chậm phát triển, có màu bạc hoặc quăn queo.
- Trên hoa: Cánh hoa bị thâm đen, nhụy hoa chảy nhựa và rụng hàng loạt.
- Ngoài ra, bọ trĩ còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen trái và lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Biện pháp phòng trừ bọ trĩ hiệu quả
Để kiểm soát và phòng trừ bọ trĩ hiệu quả, nhà vườn cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:
- Duy trì độ ẩm: Tưới nước định kỳ để tạo môi trường không thuận lợi cho bọ trĩ phát triển.
- Thăm vườn thường xuyên: Phát hiện sớm các dấu hiệu gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phun phòng ngừa định kỳ: Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa và đậu trái. Lưu ý chọn các loại thuốc không gây nóng bông trái.
- Sử dụng thuốc đặc trị: Khi cây đang xổ nhụy bị bọ trĩ tấn công, có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Imidacloprid phun vào sáng sớm để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cây.
Kết luận
Bọ trĩ là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm trên cây sầu riêng. Việc nắm vững thông tin về đặc điểm, dấu hiệu gây hại và biện pháp phòng trừ là yếu tố then chốt giúp nhà vườn bảo vệ thành công mùa vụ. Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, kết hợp giữa biện pháp canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, sẽ giúp kiểm soát hiệu quả bọ trĩ, đảm bảo năng suất và chất lượng trái sầu riêng.
Nguồn: Sưu tầm và bổ sung