CÁCH PHÒNG TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Tin Tức

Tin Tức

CÁCH PHÒNG TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Ngày đăng : 21/04/2025 - 12:03 PM

Hình 1. Rệp sáp

Rệp sáp trên cây sầu riêng gây hại quanh năm nhưng bình thường nó ẩn dưới rễ nên nhà vườn khó phát hiện. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là khi sầu riêng trong giai đoạn xổ nhụy, trái non với những đốm trắng, chúng tấn công làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái cũng như sức khỏe của cây trồng.

 

  1. Đặc điểm của rệp sáp:

- Rệp sáp cái có thân hình bầu dục khoảng 3 mm, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng.

- Rệp sáp đực nhỏ hơn con cái, lột xác 4 lần, có cánh, ngược lại rệp cái chỉ lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết, rệp cái không có cánh.

- Rệp sáp đẻ trứng thành từng chùm tầm 200 – 250 trứng, một con cái có thể đẻ 600 – 800 trứng. Sau 6 – 10 ngày, trứng nở ra rệp sáp con (crawler) màu vàng nhạt, trơn chưa phủ lớp bột trắng. Chúng nhanh chóng tìm nơi trú ẩn và gây hại.Vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày.

- Mật độ rệp sáp tăng rất nhanh, mỗi năm sinh sản 2 – 3 lần.

- Cách gây hại: Sự gây hại của rệp sáp sẽ đi theo bộ 3: Rệp – Kiến đen – Nấm bồ hóng.

 

+ Rệp là loài di chuyển chậm chạp.

+ Kiến đen sẽ đảm nhiệm vai trò như chú xe ôm vận chuyển, mang rệp đi khắp nơi và rệp tiết ra chất ngọt mà kiến đen thích để trả công. Kiến đen tha đến đâu rệp gây hại đến đó.

+ Đồng thời, chất thải của rệp tiết ra chứa rất nhiều đường ngọt sẽ thu hút đối tượng là nấm bồ hóng đến phát triển.

    2. Biểu hiện và tác hại của rệp sáp trên cây sầu riêng:

 Hình 2. Rệp sáp kéo theo nấm bồ hóng

 

- Ở giai đoạn đầu có xuất hiện phấn trắng trên lá, hoa hoặc quả. Đây là phấn của những con rệp chưa trưởng thành, chúng có cơ thể rất khó nhìn thất. Ở giai đoạn này việc nhận biết thông qua phần sáp trắng.

- Ở giai đoạn tiếp theo khi rệp sáp sinh sản chúng tấn công lá non (lá bị co lại hoặc héo úa). Lá cây sẽ yếu hơn, màu xanh nhạt dần, cuối cùng là héo úa và rụng.

- Xuất hiện dịch nhầy trên lá và thân cây: Rệp sáp tiết ra một chất nhầy khi ăn lá làm cho khả năng quang hợp bị giảm.

- Rệp sáp tấn công hầu hết các bộ phận của cây nhưng gây hại nặng nhất và rõ nhất khi cây có bông và trái non:

         + Trên hoa rệp tấn công vào cuống hoa, làm teo tốp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.

         + Trên trái làm teo cuống trái, trái méo, hỏng gai, chậm phát triển. Khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen mất thẩm mĩ.

- Ngoài ra, rệp sáp còn phá hại dưới rễ, chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ.

      3. Biện pháp phòng trị rệp sáp cây sầu riêng:

- Biện pháp trị bệnh:  Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng, cần làm ẩm đất sau đó tưới chế phẩm trị rệp sáp vào gốc kết hợp tưới cùng chế phẩm đặc trị nấm khuẩn và phục hồi hệ rễ sầu riêng.

- Biện pháp phòng rệp sáp

        + Khi phát hiện có vườn xuất hiện rệp gây hại bà con có thể sử dụng Nấm 3 màu phun định kỳ, nhất là ở các giai đoạn cây ra bông, sau khi xổ nhụy và đậu trái non.

        +Để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất, bà con nên phun xịt trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám.

        + Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng, bà con cần làm ẩm đất sau đó tưới chế phẩm trị rệp sáp vào gốc kết hợp tưới cùng chế phẩm đặc trị nấm khuẩn và phục hồi hệ rễ sầu riêng Biện pháp phòng bệnh

        + Chăm sóc cây khỏe mạnh, để chống chịu với sự tấn công của côn trùng.

        + Thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái có quá nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.

       + Duy trì một số loài thiên địch có sẵn trong thiên nhiên khống chế được rệp sáp như bọ rùa và ong ký sinh để chúng ăn thịt những con rệp này.

       + Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Nguồn: Sưu tầm

CÁCH PHÒNG TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0982 871 839