DINH DƯỠNG VI LƯỢNG VÀ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (KỲ 2)

Cẩm Nang

Cẩm Nang

DINH DƯỠNG VI LƯỢNG VÀ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (KỲ 2)

Ngày đăng : 25/04/2025 - 2:55 PM

III. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG

 

1.  Sắt (Fe):

Cây hút sắt dưới dạng Fe2+, còn dạng Fe3+ độc cho cây nên nó được khử thành Fe2+ trước khi xâm nhập vào cây, Fe được vận chuyển trong mạch xylem dưới dạng phức chất với xitrat.

- Sắt không tham gia vào thành phần của diệp lục nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến sự tổng hợp diệp lục trong cây.

- Là thành phần của nhiều enzyme quan trọng, tham gia vào các phản ứng sinh hóa của cây.

- Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thàn protein và các hợp chất hữu cơ khác.

- Triệu chứng gặp phải lúc thiếu sắt:

+ Lá cây mất màu xanh chuyển sang vàng và trắng, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh.

+ Xuất hiện trước hết là lá non sau đến lá già. Lá non phát triển kém, kích thước nhỏ hơn và mỏng hơn so với lá bình thường.

+ Cây còi cọc sinh trưởng chậm, kém pháttriển đặc biệt là chồi non.

2. Đồng (Cu):

- Là thành phần của nhiều enzyme oxy hóa khử, tham gia vào quá trình sinh lí và hóa sinh trong cây như tổng hợp protein, axit nucleic, dinh dưỡng nitơ, hoạt động quang hợp,…

- Giúp cây duy trì cấu trúc tế bào khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống chịu các bênh nấm và vi khuẩn.

- Triệu chứng gặp phải lúc thiếu đồng:

+ Lá non bị xoăn và biến dạng, đầu lá và mép lá bị khô, sau đó lan rộng ra toàn bộ lá. Cành non bị khô từ ngọn trở xuống.

+ Việc phun CuSO4 có thể chống được một số bệnh nấm hại cây trồng.

3. Kẽm (Zn):

- Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp auxin, một hormone sinh trưởng quan trọng giúp cây phát triển chiều cao và hình thành chồi non.

- Là thành phần của nhiều enzyme quan trọng tham gia vào biến đổi chất và hoạt động sinh lý như tổng hợp protein, tăng cường hút các cation khác,…

- Giúp cây phát triễn hệ thống rễ khỏe mạnh, tăng cường khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với các điều kiện bất lợi như hạn hán và nhiệt độ cao.

- Triệu chứng gặp phải khi thiếu kẽm:

+ Sẽ làm rối loạn trao đổi auxin sinh trưởng bị ức chế.

+ Lá cây bị biến dạng lá phát triển nhỏ và xoăn. Chồi non kém phát triển, phát triển yếu dễ bị rụng.

+ Vàng lá kẽ gân: Phần thịt lá giữa các gân chuyển vàng, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh. Xuất hiện các đốm vàn hoặc trắng trên lá.

+ Các lóng trên thân cây ngắn lại, khiến cây có dáng vẻ lùn.

4. Mangan (Mn):

- Là nguyên tố vi lượng tham gia vào hoạt hóa rất nhiều enzyme của chu trình Krebs, sự khử nitrat và quang hợp,…

- Mangan tham gia vào quá trình quang hợp, đặc biệt là quá trình phân giải nước để tạo ra oxy.

- Giúp đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho cây.

- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp lignin, một chất giúp cây cững cáp và chống chịu sâu bệnh.

- Triệu chứng gặp phải khi thiếu mangan:

+ Phần thịt lá, bìa lá chuyển sang màu vàng nhưng các gân thì vẫn giữ màu xanh đậm.

+ Lá non có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt.

5. Boron (Bo):

- Bo có ảnh hưởng rõ rệt lên sinh trưởng của cây, đặc biệt là mô phân sinh đỉnh.

- Bo tham gia vào quá trình hình thành tế bào giúp cây phát triển cấu trúc và vận chuyển chất dinh dưỡng.

- Bo có ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn và sự đậu quả.

- Triệu chứng gặp phải khi thiếu Bo:

+ Chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần.

+ Hoa không hình thành, quá trình thụ phấn và đậu quả kém, quả rụng, lá bị dày lên,…

+ Giúp cây phát triển hệ thống rễ và thân khỏe mạnh, tăng cường khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

6. Molipden (Mo):

- Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ.

- Làm tăng khả năng cố định đạm của các vi sinh vật.

- Mo tham gia vào hoạt động của một số enzyme khác trong cây, liên quan đến quá trình trao đổi chất và tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

- Triệu chứng gặp phải khi thiếu Mo:

+ Xuất hiện đốm vàng hoặc cam ở lá già, lá bị biến dạng, mép lá bị cháy. Xuất hiện hiện tượng hoại tử trên lá.

+ Cây sinh trưởng chậm, còi cọc, giảm khả năng ra hoa và đậu quả.

7. Clo (Cl):

- Tham gia vào các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong cây, hoạt hóa các men, vận chuyển của canxi, magie, kali trong cây.

- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình mở khí khổng, giúp cây điều chỉnh quá trình thoát hơi nước.

- Triệu chứng gặp phải khi thiếu Cl:

+ Lá bị héo, đặc biệt là lá già.

+ Rễ kém phát triển, hấp thụ dinh dưỡng kém.

IV.  THIẾU VI LƯỢNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẤP THU ĐA LƯỢNG VÀ TRUNG LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO

Việc thiếu hụt một nguyên tố vi lượng trong cây trồng không chỉ ảnh hưởng đến chính nguyên tố đó mà còn có thể tác động tiêu cực đến khả năng hấp thụ và sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng khác, bao gồm cả đa lượng và trung lượng.

1. Thiếu Sắt (Fe) ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng:

- Vai trò của Sắt: Sắt có ảnh hưởng quyết định đến sự tổng hợp diệp lục trong cây.

- Khi thiếu Sắt: dẫn đến hiện tượng vàng lá, làm giảm hiệu suất quang hợp, ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp và vận chuyển các dưỡng chất khác trong cây.

2. Thiếu Kẽm (Zn) ảnh hưởng đến hấp thụ Lân (P):

- Vai trò của Kẽm: Kẽm là thành phần của nhiều enzyme và quá trình sinh hóa trong cây, hỗ trợ sự phát triển và phân chia tế bào.

- Khi thiếu Kẽm có thể làm giảm khả năng hấp thụ và sử dụng Lân, dẫn đến cây phát triển còi cọc, lá nhỏ, ngắn.

3. Thiếu Mangan (Mn) ảnh hưởng đến hấp thụ Sắt (Fe):

- Vai trò của Mangan: tham gia vào quá trình quang hợp, đặc biệt là quá trình phân giải nước để tạo ra oxy.

- Khi thiếu Mangan cỏ thể gây mất cân bằng với Sắt, ảnh hưởng đến sự hình thành diệp lục và quá trình quang hợp

V.  BẠN NGHĨ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG NÀO LÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG?

Rất khó để nói rằng một nguyên tố vi lượng nào là quan trọng nhất đối với cây trồng phải không? Vì mỗi nguyên tố đều đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, một số nguyên tố vi lượng thường được coi là đặc biệt quan trọng do vai trò của chúng trong quá trình sinh lý quan trọng:

1. Sắt (Fe):

- Đây là thành phần không thể thiếu của diệp lục, chất tạo nên màu xanh của lá và quyết định khả năng quang hợp của cây.

- Nếu thiếu sắt, cây sẽ không quang hợp hiệu quả, dẫn đến giảm sinh trưởng và năng suất.

2. Kẽm (Zn):

- Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp auxin, một hormone sinh trưởng quan trọng.

- Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề về phát triển, lá nhỏ, lóng ngắn và giảm khả năng ra hoa đậu quả.

 3. Boron (Bo):

- Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn và đậu quả.

- Thiếu Bo có thể dẫn đến rụng hoa, quả biến dạng và giảm năng suất.

Điều quan trọng nhất, cần lưu ý là tất cả các nguyên tố vi lượng đều cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng. Việc thiếu hụt bất kỳ nguyên tố vi lượng nào cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Vì vậy, thay vì tập trung vào một nguyên tố vi lượng “quan trọng nhất”, đều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng cây trồng nhận được đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết.

Nguồn: Sưu tầm.

DINH DƯỠNG VI LƯỢNG VÀ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (KỲ 2)

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0982 871 839